Sách bắt đầu từ hoàn cảnh xuất thân của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những năm tháng theo học ở Trường Quốc học Huế, rồi quá trình vào Nam, dạy học ở Trường Dục Thanh với tên gọi Nguyễn Tất Thành, đến khi ra nước ngoài, hoạt động ở nhiều nước, Bác luôn lấy việc viết báo, viết sách, tuyên truyền giáo dục làm công cụ hoạt động để gầy dựng cách mạng và nhen nhóm phong trào.
Đến khi về nước, tổ chức khởi nghĩa tháng 8-1945, nhiệm vụ “diệt giặc dốt” đã được Bác đặt ra ngay sau khi giành được độc lập. Và từ đó cho đến cuối đời, không lúc nào Bác ngừng quan tâm đến công tác giáo dục của nước nhà.
Tập sách trình bày theo trình tự thời gian cuộc đời của Bác, cũng là sự diễn biến, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh dọc theo chiều dài lịch sử nước nhà.
Sách đưa ra các tư liệu gốc quí giá: sắc lệnh lập ra bình dân học vụ do Võ Nguyên Giáp - lúc đó là bộ trưởng nội vụ - thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký tháng 9-1945; thư Bác Hồ gửi giáo viên các lớp bình dân học vụ tháng 5-1946; các tư liệu về Bác Hồ với những lần dự trại hè, những đêm lửa trại của các hướng đạo sinh Hà Nội...
1. Bác Hồ với giáo dục/ B.s.: Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thị Tình (ch.b.), Nguyễn Thị Hường...- H.: Bảo tàng Hồ Chí Minh ; Giáo dục, 2006.- 309tr.: ảnh; 32cm. Tóm tắt: Tập sách ảnh tập trung trình bày tư tưởng và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục: coi trọng giáo dục, phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí xã hội. Chỉ số phân loại: 335.4346 .BH 2006 Số ĐKCB: TK.00659, |
Sách còn tập hợp rất nhiều thư, thư tay, bản thảo đánh máy các bài báo của Bác Hồ về giáo dục. Đến những năm cuối đời, Bác vẫn còn theo dõi tin tức về giáo dục trên các báo, xem và đánh dấu các bài báo gương người tốt việc tốt trong giáo dục ở khắp nơi.